Muốn con chịu khó học, mà con chỉ suốt ngày đòi đi chơi. Muốn con đọc sách, mà con chỉ đòi xem điện thoại. Muốn con xem youtube học tiếng anh, mà con lại chỉ đòi xem kênh tiếng việt….
Chắc chắn sự “muốn” của ba mẹ sẽ không bao giờ được đáp ứng, nếu ba mẹ không tạo được động lực để con hiểu và làm theo cái “muốn” đó của mình.
Lighthouse xin gửi tới các ba mẹ những phân tích và chia sẻ về 6 phương pháp tạo động lực cho trẻ đã được các chuyên gia tổng hợp và giới thiệu rất chi tiết trên website empoweringparents.com. Hy vọng các ba mẹ sẽ thấy việc đồng hành cùng con sẽ trở nên phần nào đó nhẹ nhàng hơn.
Tại sao rất khó đem lại động lực cho trẻ? Là cha mẹ, chúng ta thường có một niềm tin sai lầm rằng con sẽ không quan tâm trừ khi chúng bị buộc phải làm. Nhưng sự thật là càng bắt ép, càng chống đối.
Bạn không thể bắt con quan tâm thứ gì đó chỉ vì bạn quan tâm điều đó. Trên thực tế, việc này có thể cản trở động lực của trẻ. Tệ hơn nữa, việc cố gắng thúc đẩy con thường biến thành một cuộc cãi vã. Có điều gì đó không ổn nếu bạn cứ quan tâm đến điểm số của con mình hơn là bản thân chúng.
Nếu bạn đang can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của trẻ và cố gắng khiến con quan tâm những thứ bạn quan tâm, hãy dừng lại và tự hỏi bản thân câu hỏi sau:
“Trách nhiệm của con ở đây là gì? Thế còn của bản thân mình?”
Nếu con bạn không hoàn thành công việc của mình, nhiệm vụ của bạn là cho con biết trách nhiệm của chúng và dạy con cách hoạt động của thế giới thực.
Trong thực tế, nếu người nào không hoàn thành công việc của mình, người đó sẽ không được trả tiền.
Hãy để con thấy hậu quả từ những lựa chọn yếu kém của mình, nhưng đừng nhầm lẫn mục đích của việc làm này với việc bắt con hành động theo suy nghĩ của bạn. Hậu quả không tạo ra động lực; bạn cho con biết vì đó là nhiệm vụ của cha mẹ. Điểm mấu chốt là bạn không thể bắt ép người khác quan tâm. Thay vào đó, vai trò của bạn là truyền cảm hứng và sức ảnh hưởng.
Là cha mẹ, chúng ta thường cảm thấy phải chịu trách nhiệm về kết quả của con mình trong cuộc sống, nhưng hãy hiểu rằng điều này không đúng. Sau cùng, con bạn phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của chính mình. Nhưng vì bố mẹ thường nghĩ rằng thành công của con cái phụ thuộc vào họ. Và họ cũng được dạy rằng cần phải kiểm soát con mình bằng mọi cách, vậy là bố mẹ thường tự ý can thiệp vào mọi chuyện của con cái mà không cần suy nghĩ kỹ như vậy đấy.
- Chúng tôi nghĩ rằng bố mẹ phải thúc đẩy con mình có nhu cầu với một số điều nhất định trong cuộc sống”
- Nhưng điều đó chỉ khiến chúng hoạt động theo cách của bạn.
Con bạn có thể tuân thủ chỉ để tránh rắc rối hoặc thậm chí để làm hài lòng bố mẹ, nhưng điều đó không giúp trẻ có động lực tự thân. Một lần nữa, chắc chắn là bố mẹ nào cũng muốn muốn truyền cảm hứng và có tầm ảnh hưởng đến con mình. Vậy thì mục tiêu là giống nhau: bạn muốn con mình có động lực. Đó là lý do bạn cần đọc bài viết này, điều sẽ tạo nên sự khác biệt.
CÀNG CỐ GẮNG ĐỂ KHUYẾN KHÍCH CON, CÀNG PHẢN TÁC DỤNG?
Sự thật của là, một số đứa trẻ có ít có động lực hơn những đứa khác. Có những đứa trẻ vô cùng thông minh nhưng lại bị điểm D, F. Một số ngồi trong lớp nhìn chăm chú ra ngoài bất chấp những nỗ lực của giáo viên và bố mẹ. Có thể con bạn là một đứa trẻ hay quên làm bài tập hoặc tệ hơn là không bao giờ làm. Hoặc một đứa trẻ trước tuổi vị thành niên dường như không quan tâm đến bất cứ điều gì và không có sở thích hoặc đam mê thực sự. Có thể con bạn dễ dàng bỏ cuộc hoặc không muốn thử. Bất chấp mọi nỗ lực của bạn, chúng vẫn bế tắc hoặc bắt đầu tụt lại phía sau. (Nếu bạn có những lo lắng khác, hãy yêu cầu nhà trường hoặc bác sĩ nhi khoa của con bạn loại trừ tình trạng khuyết tật học tập, ADHD / ADD, trầm cảm, nghiện ngập và các tình trạng khác.)
Nếu con bạn gặp vấn đề trong việc lấy động lực, đó có thể là nguồn gốc của sự lo lắng và thất vọng, đôi khi thậm chí là tuyệt vọng. Đó là nơi rắc rối có thể bắt đầu. Rắc rối trong trường hợp này là phản ứng của bạn đối với việc con thiếu động lực chứ không phải bản thân việc thiếu động lực. Khi bạn lo lắng cho con, bạn sẽ cố gắng động viên chúng khỏi sự lo lắng của chính mình.
Hãy tự hỏi chính mình:
- Sự lo lắng có buộc bạn phải chiều chuộng quá mức đứa trẻ không?
- Sự thất vọng của bạn có khiến bạn la hét, trừng phạt hay phản đối đứa trẻ không?
- Sự bất lực của bạn có khiến bạn bắt đầu cáu ghắt với vợ/chồng của mình, người dường như không bao giờ làm nhiều như bạn nghĩ họ nên làm trong việc tạo động lực cho con không?
- Có phải nỗi sợ hãi về việc con mình không đạt thành tích khiến bạn cố gắng buộc con phải thay đổi không?
Nếu bạn thấy mình đang làm bất kỳ điều nào ở trên, có thể bạn sẽ gặp phải sự chống chống đối, tuân thủ cho qua chuyện, nổi loạn hoặc kiến quyết phản đối từ con mình. Hay nói rõ hơn: Cho dù chúng chống lại bạn hay làm theo những gì bạn muốn, thì kết quả cuối cùng là đứa trẻ sẽ không còn động lực như trước nữa. Cuối cùng, bạn có thể khiến chúng làm những gì bạn muốn, nhưng mục tiêu của bạn là giúp chúng tự chủ động vẫn là một thực tế xa vời.
CON KHÔNG CÓ ĐỘNG LỰC LÀM GÌ HẾT
Nếu đã loại trừ được các tình trạng khuyết tật học tập và rối loạn hành vi mà con vẫn không tham gia vào cuộc sống gia đình, không làm việc nhà hay làm bài tập, thì rất có thể bạn không hướng dẫn con đúng hướng. Trong trường hợp này, bạn cần phải để chúng chịu trách nhiệm và đưa ra các hậu quả.
Hãy cho con biết chúng sẽ được chơi trò chơi điện tử sau khi làm xong bài tập và việc nhà. Lùi lại và quan sát một chút, để để phát hiện ra con bạn là ai. Nếu chúng không dậy đúng giờ, hãy quan sát xem cách ngủ của chúng như thế nào. Nếu có một công việc nào đó mà con bạn không thích, bạn có thể nói chuyện với chúng và xem liệu mấy đứa có thể chuyển đổi công việc cho nhau hay không. Mặc dù chúng ta không cần phải đáp ứng mọi mong muốn của lũ trẻ, nhưng kiểm tra một chút để xem đâu là thứ chúng thực sự muốn vẫn tốt hơn mà đúng không? Có thể con trai của bạn không thích rửa bát nhưng lại muốn nấu bữa tối vì nó muốn trở thành đầu bếp. Bằng cách này, bạn đang giúp con mình nhìn nhận bản thân và xác định chính mình. Quan sát từ xa để cậu bé có thể tự suy nghĩ. Đồng thời, yêu cầu chúng phải chịu trách nhiệm về những điều cơ bản mà chúng cần làm trong cuộc sống.
Nhớ xem tiếp phần 2 của bài viết nhé!